Ở HẬU GIANG CÓ MỘT KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC CẤP QUỐC GIA CÔNG NHẬN VÀ GÌN GIỮ NHỮNG GIÁ TRỊ NƠI ĐÂY. KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TẦM VU TẠI XÃ THẠNH XUÂN, HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG, CÁCH THÀNH PHỐCẦN THƠ 17 KM VỀ HƯỚNG TÂY NAM THEO QUỐC LỘ 61
Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Di tích đã được Bộ Văn hoá - Thông tin của Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ra Quyết định số 154VH/QĐ, ngày 25/01/1991 công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tầm Vu là nơi diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử cách mạng địa phương những năm đầu chống Pháp. Trận đánh thứ nhất ở Tầm Vu diễn ra vào ngày 20/01/1946 do ông Nguyễn Đăng chỉ huy quân cách mạng giết chết đại tá Dessert - một trong 5 sĩ quan cao cấp của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Trận đánh thứ hai diễn ra vào ngày 12/11/1946 dưới sự chỉ huy của ông Ngô Hồng Giỏi, quân cách mạng đã phục kích và đánh bại một tốp quân Pháp. Trận đánh thứ ba diễn ra vào ngày 03/05/1947, do khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ chỉ huy quân cách mạng tấn công vào một đoàn xe chở lính Pháp, tiêu diệt quân Pháp và cướp súng. Trận Tầm Vu IV diễn ra vào ngày 19/04/1948 dưới sự chỉ huy của chi bộ trưởng Trương Văn Giàu và tham mưu trưởng Võ Quang Anh, quân cách mạng cướp được khẩu đại bác 105 ly của Pháp đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ. Sự kiện này còn được nhắc lại qua gai thoại Trâu kéo pháo, hình ảnh hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng chân đất đã làm nên lịch sử oai hùng của dân tộc và được khắc họa qua ca khúc “Chiến thắng Tầm Vu” nhạc của Đức Nhẫn, lời của Quốc Hương.
Tầm Vu đã được tỉnh Hậu Giang đầu tư xây dựng thành khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nhằm phục vụ du khách gần xa. Ở đây có tượng đài chiến thắng cao 8 m sừng sững nổi lên giữa những thảm lúa xanh mơn mởn, vườn cây ăn trái ngút ngàn. Khu du lịch xanh với những nét bản sắc văn hoá, truyền thống của địa phương, nhiều nhóm động vật quý hiếm và một hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới phong phú. Đến đây bạn còn được tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Tầm Vu và những phong tục tập quán của người dân miền Tây Nam Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét